Header Ads

ad728
  • Xu Hướng

    Tôi chiến thắng bằng trí tuệ


    Vào năm 1984, trong giải thi đấu điền kinh quốc tế tổ chức tại Nhật Bản, một tuyển thủ người Nhật không tên tuổi là Keizo Yamada đã bất ngờ tạo nên tiếng vang khi anh đoạt giải quán quân. Khi các nhà báo hỏi do đâu mà anh có được thành tích đáng nể như vậy, anh chỉ trả lời một câu duy nhất: “Tôi chiến thắng bằng trí tuệ”.



    Lúc đó, rất nhiều người không tin câu trả lời này của anh, họ cho rằng anh chỉ tự huyễn hoặc về chiến công của mình, chẳng lẽ một vận động viên với vóc người thấp bé như vậy thì làm gì có cơ may chiến thắng, có lẽ chỉ là nhờ may mắn mà thôi.

    Marathon là môn thể thao mà thể lực và lòng kiên trì được xem là yếu tố quyết định, để thành công bắt buộc phải có sức bền tốt cộng thêm tính nhẫn nại. Ngay cả tốc độ và khả năng bứt phá cũng chỉ là thứ yếu thì trí tuệ sẽ làm nên trò trống gì? Cho nên khi nói dùng trí tuệ để giành chiến thắng trong cuộc đua marathon quả thực khó làm người ta tin được.

    Hai năm sau, tại giải điền kinh quốc tế tổ chức tại một thành phố phía bắc nước Ý, Keizo Yamada đại diện cho Nhật Bản tham gia thi đấu. Lần này, anh tiếp tục giành ngôi vị quán quân thế giới. Các nhà báo lại hỏi anh về kinh nghiệm thi đấu.

    Câu trả lời của anh không hề thay đổi: Tôi chiến thắng bằng trí tuệ. Lần này thì mọi người không chế nhạo anh nữa, nhưng họ vẫn nghi ngờ và không thể lý giải được cái mà anh gọi là trí tuệ.
    10 năm sau, thắc mắc đó cuối cùng cũng có lời giải đáp. Trong quyển tự truyện của mình, Keizo Yamada có viết:
    Trước mỗi kỳ thi đấu, tôi đều lái xe một vòng để quan sát thật cẩn thận chặng đường mà mình sẽ chạy qua, sau đó ghi nhớ những dấu hiệu khá bắt mắt ven tuyến đường đó. Ví dụ, dấu hiệu thứ nhất là ngân hàng, dấu hiệu thứ hai là một cây to, dấu hiệu thứ ba là căn nhà màu hồng… lần lượt cho đến khi xuất hiện điểm đích của lộ trình. Khi trận đấu bắt đầu, tôi sẽ cố gắng chạy với tốc độ 100m hướng về phía mục tiêu thứ nhất là ngân hàng. Sau khi đạt được mục tiêu thứ nhất, tôi tiếp tục nhắm về mục tiêu thứ hai là cái cây to và vẫn giữ tốc độ như thế. Chặng đường thi đấu hơn 40 km đã được tôi phân thành những mục tiêu nhỏ như vậy và phấn đấu hoàn thành từng mục tiêu một.

    Thời gian đầu thi đấu, tôi chưa hiểu được nguyên lý này nhưng vẫn cứ nhắm mắt nhắm mũi hướng về mục tiêu là dải băng đỏ ở đích đến, tức mục tiêu tôi đặt cho mình dài đến 40km. Kết quả là mới chạy được mười mấy cây số người đã mệt nhoài, cảm thấy choáng ngợp trước chặng đường dài dằng dặc phía trước, thành ra không còn đủ ý chí và sức lực để tiếp tục thi đấu nữa”.



    Trong cuộc sống, vì sao khi làm bất cứ việc gì, mới chỉ qua được nửa chặng đường là ta đã thấm mệt? Chẳng phải vì nó quá khó khăn như ta vẫn tưởng đâu, mà do ta cảm thấy ngán ngẫm khi đích đến còn ở cách xa mình quá.

    Nói cách khác, trên con đường của mình, chúng ta không phải vì yếu kém dẫn đến thất bại, thật ra chỉ vì mệt mỏi mà bỏ cuộc đấy thôi. Trong hành trình cuộc đời của mỗi người, chúng ta nên lĩnh hội một chút trí tuệ của Keizo Yamada, vì như vậy tất yếu sẽ bớt đi cảm giác hối hận và tiếc nuối về sau.


    Nguồn : Internet






    Không có nhận xét nào

    Post Top Ad

    ad728

    Post Bottom Ad

    ad728